Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

Món ăn dân dả

Lòng thả - nét duyên ngầm của ẩm thực miền Trung

LÒNG THẢ, TÊN AI ĐẶT MÀ SAO KHÔNG "HÌNH TƯỢNG", "HẤP DẪN" CHÚT NÀO NHƯNG CHỈ MỘT LẦN NẾM THỬ SẼ KHIẾN BẠN NHỚ MÃI.

Lòng thả không chỉ là món ăn ngon mà còn có tác dụng giải cảm, làm ấm người trong những đêm lạnh, khi thức khuya làm việc nặng nhọc, học thi, lúc ma chay hiếu hỉ hay lúc thức xem.. đá bóng trên TV...

Du ngoạn đến miền Trung nắng gió đừng quên nếm thử một tô lòng thả để xem món ăn nghe có vẻ "thô kệch " lại có sức hấp dẫn đến như vậy. Món ngon này còn rất phong phú bởi lòng thả mỗi nơi mỗi khác.
Lòng thả Quảng Trị
Lòng thả ở Quảng Trị còn được gọi là lòng sả bởi có gia vị chính là sả, còn có tên lòng thả là do phương thức thả lòng vào nồi nước. Đây là món ăn rất phổ biến ở Quảng Trị, được nhiều người xem là một món đặc sản của mảnh đất nhiều nắng gió này.
Lòng thả làm bằng cách đánh tiết heo hay tiết vịt cho tan vụn, đổ vào nồi nước, cho sả, nêm gia vị, thêm gạo rang vàng và đậu xanh vào nấu nhừ. Lòng heo hoặc vịt làm sạch, cắt miếng vừa ăn, chờ cháo sôi, đem thả vào nồi, sôi già thì múc ra tô. Khi ăn thêm ớt cho thật cay.
Đây là một món ăn rất đơn giản nhưng độc đáo, có hương vị riêng. Lòng thả có tác dụng giải cảm như cháo cảm, thích hợp ăn vào những hôm thời tiết mát mẻ, mùa lạnh.

Ngoài ra, ở một vài vùng ở Quảng Nam và Huế cũng có món lòng thả. Nhưng lòng thả ở những vùng này không được phổ biến và nổi tiếng như ở Quảng Trị.
Lòng thả Quảng Nam
Lòng thả Quảng Nam còn được gọi bằng cái tên đầy đủ là lòng gà nấu thả. Gà chọn loại gà tơ, thịt mềm, cắt lấy huyết rồi làm lông thật sạch. Lấy bộ lòng làm sạch, cắt miếng nhỏ ướp gia vị. Dùng thịt ở ức gà xắt thật mỏng và nhỏ khổ, ướp với hành tiêu nước mắm.
Bánh tráng nướng đem giã hoặc xay cho nát nhuyễn rồi đem trộn với thịt ướp. Để khoảng 4 giờ nhằm tạo vị chua do bột trong bánh đa lên men. Lấy ít gạo rang sơ với mỡ gà, nấu cùng xương gà thành cháo loãng với những hạt gạo vừa nở lúp búp.
Cháo chín, thả lòng gà vào. Đặt thịt gà đã ướp với bột bánh tráng vào chén, múc cháo cùng lòng gà đang sôi chan lên. Ta đã có món cháo tái với vị thịt ngọt đậm do còn tươi nguyên.
Lòng thả Quảng Nam thường kèm theo rau sống và các loại rau thơm. Khi ăn thường bẻ thêm bánh tráng bỏ vào.
Lòng thả Huế
Lòng thả Huế chủ yếu được chế biến từ vịt. Vịt phải lựa con khỏe mạnh và phải là loại vịt ta, chưa già để thịt còn mềm. Vịt cắt lấy tiết, đem nhổ lông sạch sẽ. Rửa bộ gan, tim. Lọc những miếng nạc ở lườn và đùi (thịt lọc ra giữ nguyên, không rửa nước lạnh).
Rồi thái tất cả thật mỏng, ướp với hành tím, tỏi, nước mắm, tiêu, bột ngọt. Đổ chén tiết và nước cốt chanh tươi vào (canh chừng sao cho độ chua vừa miệng). Trộn đều tất cả cùng với vài nắm bún tàu đã được cắt ngắn, ngâm mềm trước đó. Xong đậy kín. Phần vịt còn lại, chặt miếng, cùng với bộ mề, ruột cho vào nồi nấu để lấy nước dùng.

Khi nồi nước dùng đã được, vớt phần cái ra, cho hỗn hợp thịt, lòng, tiết, bún tàu đã ướp lúc nãy vào nồi nước đang sôi trên bếp lửa. Rồi tắt ngay bếp. Đậy kín nồi chừng mươi phút, xong múc ra ăn liền. Như vậy thịt, gan, tim vừa chín tái. Khi ăn, rắc thêm tiêu vào

Món ăn dể làm

Bí quyết chế biến caramel thơm ngon

Để có món caramel thơm ngon, bạn cần chú ý một số điều:
1. Lựa chọn loại đường

* Bạn có thể chọn bất kỳ loại đường nào để nấu caramel như đường trắng, nâu hay đỏ…

* Tùy từng loại đường mà mùi vị và màu sắc của caramel sẽ khác nhau.

* Thông thường, loại đường nâu nhạt, chưa tẩy trắng, sẽ cho hương vị thơm ngon hơn.

2. Kỹ thuật nấu

* Cho đường và nước vào trong chiếc nồi có kích cỡ trung bình (khối lượng đường sẽ phụ thuộc nhiều vào lượng caramel mà bạn cần dùng) đun nóng với lửa vừa.

* Lắc nhẹ nồi để đường tan hoàn toàn.

* Tiếp tục đun sôi cho đường tan chảy và chuyển sang màu nâu. Không khuấy nước đường trong khi nấu.

* Rót caramel đã tan chảy vào dụng cụ đựng có sẵn một ít nước lạnh (nước lạnh sẽ làm ngừng quá trình chuyển màu của đường). Để tạo hương vị cho caramel, có thể cho thêm bơ hoặc vài giọt nước chanh. Nếu caramel mềm quá nhanh, bạn hãy rót vào chút nước và khuấy đều. Nếu caramel đông lại thành cục, bạn có thể đun lại.

* Càng nấu lâu, caramel càng sậm màu và có vị đắng nhiều hơn. Do đó, cần điều chỉnh thời gian nấu thích hợp với mục đích sử dụng của bạn. Caramel có màu vàng nhạt thường được dùng cho các loại bánh ngọt và bánh nướng, màu hổ phách dùng để trang trí cho lớp mặt trên của bánh.

3. Hương vị của caramel


Bạn có thể sáng tạo hương vị cho caramel bằng nhiều nguyên liệu dưới đây:

* Gia vị: Vani, quế, gừng, đinh hương. Trộn loại gia vị yêu thích chung với đường trước khi nấu caramel. Đối với vani, chỉ sử dụng hạt của trái vani.

* Trái cây: cam, bưởi hay những loại trái cây khác của xứ nhiệt đới. Nếu muốn tạo lớp caramel có màu nhạt, hãy tắt bếp và cho nước ép hoặc phần thịt đã được nghiền nhão của trái cây vào caramel, sau đó tiếp tục đun lại cho đến khi hỗn hợp caramel trái cây đặc lại.

* Hoa: hồng, lài… Cho nước ép từ hoa hoặc loại si-rô có mùi hương hoa này vào nước caramel có màu nhạt và đã nguội.

* Thảo dược: húng tây, hương thảo… Có thể trộn một ít thảo dược vào đường trước khi nấu caramel hoặc dùng loại trà được chế biến từ thảo dược.

* Các sản phẩm từ sữa: bơ, nước kem sữa hoặc sữa… Đun chảy bơ với lửa nhỏ rồi cho thêm đường vào và khuấy đều để có được lớp caramel mịn màng. Đối với nước kem sữa hoặc sữa, trộn đều với đường trước khi nấu caramel.

* Những thành phần khác: giấm thơm, cà phê, sô-cô-la, quả phỉ. Cho vào nước đường trước hoặc trong quá trình nấu.

4. Một số bí quyết để caramel thơm ngon


* Sử dụng nồi thật sạch để nấu caramel.

* Nếu sợ đường bị cháy, hãy cho thêm một ít nước so với liều lượng bình thường. Nhỏ vài giọt nước chanh vào nước đường trước khi nấu sẽ giúp ngăn ngừa caramel không bị chảy mềm và vón cục.

* Cần giữ nhiệt độ ổn định trong suốt quá trình nấu.

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

Bước đi

"Chỉ vì không nhìn thấy đích!"

Chỉ vì bị sương mù dày đặc che không thể thấy cái đích đang đến rất gần mà Florence May Chadwick, người phụ nữ đầu tiên bơi qua lại qua eo biển Măng-sơ (giữa Anh và Pháp), đã bỏ cuộc sau 15 giờ vượt 20 dặm từ đảo Catalina đến chỉ còn cách bờ biển California khoảng 1 dặm nữa thôi! Và 2 tháng sau, cô đã quay lại hoàn thành kỷ lục của mình, bơi một mạch vượt 21 dặm trong vòng 13 giờ 48 phút, trở thành người phụ nữ đầu tiên bơi eo biển Catalina, với thời gian ngắn hơn kỷ lục nam đương thời tới 2 giờ! Điều đáng nói ở đây là trong lần thứ hai, Florence vẫn bơi trong sương mù dày đặc, nhưng cái đích đến đã được cô "thấy rõ" ở trong đầu của mình rồi, nên cô đã có đủ nghị lực để vượt qua.
Trong các hoạt động thể lực nói riêng và trong cuộc sống nói chung, biết được đích đến của mình là một điều rất quan trọng vì nó là sợi dây bảo hiểm giữ cho chúng ta không bỏ cuộc giữa chừng. Khi bơi biển sẽ rất khác với bơi trong hồ, người bơi biển phải luôn đối mặt với sóng, gió, luồng chảy, và định hướng, nên phải tuỳ vào tình huống, cự ly, sức khoẻ mà thay đổi kỷ thuật cho phù hợp. Vì thế, nếu không biết được mình đã đi được tới đâu và còn bao xa nữa thì khó mà giữ sức được.Khi đạp xe đạp đường trường cũng vậy, nhiều khi cự ly đã chia để chạy và nghỉ rồi, nhưng đến thực địa mà gặp điều kiện khó khăn ngoài dự kiến thì phải lượng sức mà nghỉ, còn nếu thuận lợi thì có thể kéo dài cư ly lên. Hồi đi Vũng Tàu về, nhờ đã thông thạo địa hình lúc đi ra mà lúc về mình đã đi 60km mới nghỉ một lần. Ngược lại, lúc lên Tây Ninh, tuy đã phân 30km nghỉ một lần (cho đường mới đi) rồi, nhưng ở 30km cuối mình đã gặp phải đoạn đường xấu và lại phải cắt làm đôi, đi được 15km thì lại nghỉ... Không ngờ là sau khi đi tiếp thì mới biết rằng chỉ còn 5km nữa là hết đoạn đường xấu đó rồi, tức là mìnhhoàn toàn có thể đi một mạch cả đoạn 20km đường xấu + 10 km đường tốt đó nếu mình hình dung ra được con đường phía trước.
Suy rộng ra, ta có thể thấy tầm quan trọng của kiến thức về con người đang đi trong các quyết định. Ví dụ như đi cắm trại ở rừng, lần đầu khi đi vào khu rừng lạ, do chưa biết có gì nguy hiểm trong đó, nên mình phải trang bị đầy đủ dụng cụ, có thể hơi thừa vì lo xa. Nhưng một khi đã đi một lần và biết rõ con đường mình đi qua rồi thì lần sau dù là đi trong đêm nhưng mình cũng đã thản nhiên đi một mình vào rừng (chỉ với đèn pin hoặc thậm chí không đèn đuốc). Ngay cả trong tin học cũng vậy, các thuật toán "tìm kiếm mù", tức không có thông tin về không gian tìm kiếm, đều tốn chi phí lớn do phải vét cạn tất cả các khả năng. Trong khi những thuật toán heuristic dựa vào thông tin của không gian tìm kiếm thì có thể đi "tắt", đi "thẳng" hướng tới đích mà không phải vòng vèo, nên thường có chi phí thấp hơn nhiều.
Nhiều người sống không cần biết đến mục đích của đời mình. Hay có người duy ý chí thì lại bảo Florence bỏ cuộc lần đầu là do "thiếu quyết tâm". Nhưng với đầu óc khoa học luôn vạch ra kế hoạch cho chặng đường phía trước thì không thể không biết đến cái đích nằm ở đâu, cách mình bao xa. (--> Optimization/Planning problem.) Hơn nữa, dù trải nghiệm nhưng mình cũng không thể bỏ qua các yếu tố an toàn, hiệu quả dẫn đến các quyết định điều chỉnh kế hoạch dựa vào các thông tin tình trạng, trạng thái hiện tại trong hành trình, chứ không thể chỉ dựa vào ý chí quyết tâm suông được. (--> Dicision problem.) Vì thế mình rất đồng cảm với Florence trong quyết định bỏ cuộc mà cô đã đưa ra.
Lý thuyết Thông tin Thống nhất (Uniinfo) và Tri thức (Knowledge)

Biển Đông của nước Việt

Chúng ta là dân Việt,.
Hãy tự hào khi sinh ra là dân tộc Việt, người ta có thể đánh lận con đen khi cố tình không dám dùng đúng ngử& nghĩa của danh xưng này; nhưng chúng ta, những con dân nước Việt hảy thật can đảm nhận lảnh trách nhiệm đầy đủ nhất trước họa xâm lăng của bọn giặc Tàu, chúng đả từng, đang và sẽ tìm cách đồng hóa chúng ta bằng cách này hay cách khác.
Có những kẻ hám lợi cầu vinh, cam tâm làm tôi tớ cho lủ giặc; nhưng chúng ta, chỉ là chúng ta, những con dân đích thực của nước Việt sẽ làm tất cả để bảo vệ từng tấc đất-giọt nước của tổ quốc thiêng liêng.
Xin hồn thiêng sông núi, xin tổ tiên giống nòi, hãy tiếp cho chúng con ngùn ngụt hơi nóng yêu nước để tạo thành lửa đốt cháy tàu giặc Tàu trên mặt biển Đông; xin anh linh triệu triệu người Việt bốn ngàn năm qua đã xả thân chống giặc Tàu hãy thúc giục và phù trợ cho con cháu chư vị luôn ngẩng cao đầu không cam chịu sống kiếp ngu ngơ chẳng vẹn con người.
Xin những ai còn vì lợi ích đớn hèn, vị kỹ hãy vụt đứng lên như: Thánh Gióng, bậc nử nhi liễu yếu Trưng Vương,Triệu Thị... hãy là Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Vương, Lê Lợi, Quang Trung..và triệu...nghĩa sỹ Việt oai linh của mấy ngàn năm bất khuất và dũng mảnh vì nước Việt, dân tộc Việt đập tan mọi dả tâm xâm lược của lủ quỷ đội lốt người là giặc Tàu phương Bắc.
Chúng ta, sẽ không là con người đúng nghĩa nếu không dám gọi tên chúng ta là dân Việt; biển Đông của nước Việt đang dậy sóng vì mộng bá quyền Đại Hán; đất đai của người Việt đang quằn quại-rên xiết vì gót chân giày xéo của bọn Tàu tham lam không bờ bến.
Dân Việt còn, nước Việt còn; nước mất ắt nhà tan; chúng ta và nòi gióng Lạc Việt ngàn đời trước và triệu triệu năm sau bất diệt ngay từ cách hành động đúng của chúng ta ngay bây giờ trước họa xâm lăng của bọn giặc Tàu.
Xin yêu thương nước Việt và gìn giữ gióng nòi Việt